Vào ngày 13.12,ùngcảtênlửaphòngkhôsbotop ông Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống, tuyên bố rằng "Nga có thể đã tấn công Kyiv bằng tên lửa 48N6 từ tổ hợp S-400". Theo ông, mục tiêu là một cơ sở hạ tầng quan trọng.
Các chuyên gia của trang tin quân sự Defense Express của Ukraine cho rằng thông tin này nếu được xác nhận thì có thể cho thấy xu hướng nguy hiểm trong việc sử dụng tên lửa của Nga.
Hệ thống phòng không S-400 là gì?
Hệ thống tên lửa phòng không S-400, cũng như hệ thống S-300 và S-200 trước đó, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không như máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa đạn đạo, mục tiêu siêu thanh, thiết bị gây nhiễu, máy bay trinh sát và máy bay không người lái.
Tuy nhiên, trong xung đột, cả Moscow lẫn Kyiv đều đã sử dụng các loại tên lửa phòng không này trong vai trò tấn công mặt đất.
Biến thể hiện đại của hệ thống S-400 bao gồm các thành phần: trung tâm điều khiển chiến đấu; tổ hợp radar; tối đa 6 hệ thống phóng, mỗi hệ thống có 12 bệ phóng di động và một trạm radar đa chức năng với tầm bắn lên tới 400km (tùy thuộc vào loại tên lửa); và nhiều loại đạn tên lửa.
Một hệ thống S-400 có thể nhắm mục tiêu và tấn công tối đa 6 mục tiêu cùng lúc.
Nga dùng tên lửa nào tấn công Kyiv
Khả năng của tổ hợp S-400 phần lớn phụ thuộc vào loại tên lửa mà nó sử dụng.
Theo ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng Phủ tổng thống Ukraine, Nga đã dùng tên lửa 48N6DM để tấn công Kyiv hôm 13.12. Loại tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250 km, tốc độ tối đa 2,5 km/giây, và mang đầu đạn nặng 180kg.
Sử dụng S-400 tấn công mục tiêu mặt đất
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã nhiều lần sử dụng tên lửa phòng không để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, bao gồm cả hệ thống S-300 và S-400.
Tên lửa cần được hoán cải cho mục đích này. Thay vì đầu dẫn đường bán chủ động để bắn trúng mục tiêu trên không, một máy thu tín hiệu vệ tinh được gắn vào tên lửa để điều khiển nó bay đến các tọa độ nhất định.
Tên lửa bay theo quỹ đạo đạn đạo nên đạn tới mục tiêu với tốc độ rất cao. Tên lửa chỉ mất vài phút từ khi phóng đến khi chạm mục tiêu, vì vậy ở hầu hết các khu vực của Ukraine, lực lượng phòng không không thể đánh chặn nếu không có hệ thống Patriot.
Tuy nhiên, trong khi Nga nhiều lần tập kích miền đông và miền nam Ukraine bằng hệ thống phòng không S-300 thì lại ít khi dùng S-400 để tấn công mặt đất mặt đất. Lần cuối cùng Kyiv bị tên lửa S-400 tấn công là hôm 14.1.2023.
Nga tổn thất S-400
Dù vậy, lực lượng vũ trang Ukraine đã tìm cách phá hủy một số hệ thống S-400, cả trên lãnh thổ Ukraine bị kiểm soát và ở trong chính nước Nga.
Vào ngày 4.10, máy bay không người lái của cơ quan an ninh SBU của Ukraine đã tấn công tổ hợp phòng không S-400 gần thành phố Belgorod của Nga. Sau đó, trong một video, người ta nghe thấy khoảng 20 vụ nổ tại vị trí đặt hệ thống S-400 và radar của nó. Lúc này, các khu dân cư lân cận bị mất điện.
Vào ngày 14.9, tại thành phố Yevpatoria ở Crimea, một hoạt động đặc biệt thành công đã được SBU và hải quân Ukraine thực hiện. Theo các nguồn tin này, hệ thống S-400 đã bị tấn công bởi tên lửa hành trình Neptune và máy bay không người lái do Ukraine sản xuất.